Nếu bạn đang tìm hiểu về móng nhà và những điểu cần tránh để đảm bảo sự chắc chắn, kiên cố cho ngôi nhà của mình, vậy thì đừng bỏ qua những thông tin mà Funny cung cấp ngay dưới đây nhé.
Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây dựng vì đó là nền tảng nâng đỡ và quyết định cho sự bền vững cho cả công trình. Nói cách khác, để có được một ngôi nhà mới bền vững và an toàn thì móng nhà cần kiên cố, vững chắc. Trong thiết kế và xây dựng nhà, kiến trúc sư và kỹ sư luôn phải chú trọng đến yếu tố móng. Tuy nhiên cả gia chủ cũng nên có sự am hiểu về một số thông tin liên quan đến hạng mục này. Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ một cách chi tiết nhất.
Tham khảo thêm: Cách tính kích thước cầu thang các công trình dân dụng một cách chính xác nhất
Móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của một ngôi nhà. Móng nhà có tác dụng truyền tải trọng của toàn bộ ngôi nhà xuống nền đất và phân phối tải trọng đó lên diện tích nền. Sao cho độ lún của nhà không vượt quá các trị số giới hạn cho phép nhằm tăng cường sự ổn định của nhà. Từ đó móng nhà có thể chịu được sức ép của trọng lực từng tầng, khối lượng của công trình.
Thực tế, bất kỳ ngôi nhà nào, dù được thiết kế theo phong cách nào, diện tích bao nhiêu nếu muốn bền vững thì móng phải tốt, phải chắc chắn. Chính vì vậy, xử lý nền móng là một công việc cực kỳ quan trọng trong tiến trình xây dựng một căn nhà. Phải đảm bảo sao cho móng nhà không bị lún gây ra nứt hoặc đổ vỡ các công trình xây dựng.
Hình ảnh: Làm móng nhà là quy trình quan trọng trong xây dựng nhà ở
Móng nhà hiện tại thường bao gồm những loại móng cơ bản sau: móng đơn, móng băng, móng bè hoặc móng cọc. Mỗi loại móng có ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy vào tải trọng, chiều cao của công trình bên trên và tính chất các tầng đất của công trình mà kỹ sư sẽ quyết định, tính toán và sử dụng loại móng phù hợp và an toàn.
Móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau để tối ưu hóa khả năng chịu lực. Loại móng này thường được sử dụng ở dưới chân cột nhà, cột điện hoặc mổ trụ cầu,…Móng đơn có 3 dạng là móng mềm, móng cứng và móng kết hợp. Móng đơn có chi phí rẻ nhất trong các loại móng hiện nay.
Móng băng thường là một dải dài, liên kết với nhau chạy theo chân tường hoặc có sự giao cắt. Đối với những nền đất yếu, độ lún không đều, ngoài việc đầm đất cho chặt người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng băng lên tới tường chắn mái. Đây là loại móng hay dùng trong các công trình dân dụng bởi giá thành vừa phải cùng độ lún đồng đều của nó.
Móng bè được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, đây là một loại móng nông có sức kháng nén yếu. Hoặc móng bè được sử dụng do yêu cầu cấu tạo của công trình như: dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa nước, hồ bơi, nhà cao tầng có kết cấu chịu lực nhậy lún, lệch lún không đều. Ưu điểm của loại móng này là tác dụng phân bổ đồng đều tải trọng của công trình lên nền đất, giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.
Móng cọc là loại móng bền chắc nhất, đòi hỏi tính kĩ thuật, thời gian và công sức nhiều nhất so với các loại móng còn lại. Móng cọc bao gồm có cọc và đài cọc, thi công theo nguyên lý truyền tải trọng công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm dưới sâu công trình.
Hình ảnh: Móng nhà được phân loại thành nhiều dạng phù hợp với mỗi kiểu nhà khác nhau
Việc khảo sát địa chất là một khâu rất quan trọng trong xây nhà. Quá trình khảo sát địa chất có tác động rất lớn đến việc xây móng nhà. Khảo sát địa chất giúp lựa chọn loại đất phù hợp để xây dựng và thi công móng nhà.
Loại đất thích hợp để xây nhà là đất cát nhờ đặc điểm rất chặt và kiên cố. Ngoài ra đất cát còn có ưu điểm khô ráo, khả năng thấm, tạo môi trường sống tốt cho vi sinh vật cần ô xy, có tác dụng tự làm sạch đất nên khó xảy ra tình trạng nghiêng lún.
Một số loại đất cần phải hạn chế xây nhà là đất sét, đất xốp
- Đất sét: có khả năng hút nước kém, do kết cấu quá chặt nên không tạo được môi trường sống tốt cho các vi sinh vật cần ô xy, dẫn đến hạn chế tác dụng tự làm sạch của đất. Do đó, nếu sử dụng loại đất này nhà dễ bị ẩm thấp, sàn dễ đọng nước, ruồi muỗi, nắm mốc dễ sinh sôi.
- Đất xốp: có khả năng chịu lực kém, dễ dẫn đến tình trạng nhà bị lún hay nghiêng đổ và nguồn nước hay bị ô nhiểm do nước thải sinh hoạt tích tụ phía dưới.
Ngoài ra, một số lưu ý gia chủ cần quan tâm như: không xây móng ở những nơi có mức nước quá cao gây ẩm thấp; mạch nước ngầm dưới đất càng thấp càng tốt. Trong đó mức nước thấp hơn nơi đổ móng nhà ít nhất khoảng 0,5 m sẽ giúp tránh được vấn đề sàn nhà bị ẩm thấp, nghiêng lún và hạn chế ô nhiễm nguồn nước.
Có nhiều loại móng khác nhau và mỗi loại móng lại phù hợp với mỗi kiểu nhà. Vì vậy gia chủ cần phải xem xét rõ loại móng phù hợp, đối chiếu với đơn vị thiết kế để kiểm tra xem họ có lựa chọn phù hợp hay không. Nếu không phù hợp thì cần phải thay đổi ngay. Một số loại móng phổ biến là:
- Móng nông: Loại móng này có độ sâu chừng 1.2÷3.5m, thích hợp với những công trình nhỏ, khả năng chịu tải trọng ở mức thấp và trung bình, xây dựng trên nền đất loại tốt.
- Móng sâu: Đối với loại này thì phải tính độ sâu của thiết kế, tiếp đến là đưa móng xuống đúng độ sâu. Nó hoàn toàn phù hợp đối với những công trình có tải trọng lớn nhưng không nên xây dựng nó ở nơi có mạch nước ngầm lớn.
Hình ảnh: Móng nhà và những điều cần tránh khi thi công xây dựng
Việc thi công móng nhà không đảm bảo sẽ dẫn đến những tác hại nghiêm trọng như: nứt sàn bê tông, thấm sàn, sụt lún, nghiêng, tuổi thọ công trình thấp. Vì thế, để đảm bảo chất lượng các công trình cần chú ý nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng và thiết kế móng nhà sao cho khoa học.
Việc lựa chọn nguyên vật liệu để làm móng nhà cũng vô cùng quan trọng. Các loại nguyên vật liệu phải được đảm bảo có chất lượng tốt nhất. Vì vậy, chủ đầu tư cần phải kiểm tra thật kỹ chất lượng nguyên vật liệu để tránh trường hợp bị thay đổi sang loại kém chất lượng hơn, hoặc chọn nhà cung cấp vật liệu thiếu uy tín.
Hiện nay có rất nhiều đơn vị thiết kế & thi công nhà với đa dạng mức giá khác nhau. Trước khi quyết định lựa chọn nhà thầu thi công, bạn nên tìm hiểu thông tin cũng như uy tín của nhà thầu này một cách chi tiết nhất. Bạn có thể tìm hiểu qua website hoặc tham khảo review của những khách hàng trước đây từng sử dụng dịch vụ của họ. Điều này sẽ giúp bạn có thể đánh giá được năng lực và uy tín của nhà thầu thi công.
Giám sát thi công công trình là hạng mục cần phải thực hiện, nó sẽ làm cho bạn an tâm hơn. Sơ suất hay lơ là trong quá trình giám sát thi công, nhất là quá trình làm móng nhà, thường dẫn đến những sự cố đáng tiếc. Để tránh rơi vào trường hợp mọi chuyện “đã rồi”, chủ nhà cần phải giám sát, nhắc nhở cũng như cần biết các bước cơ bản khi thi công móng nhà như: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, xây tường móng…
Đây là loại móng được ưa chuộng nhất hiện nay. Đối với các công trình lớn, địa chất, nền đất yếu thì móng cọc là giải pháp đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Quy trình làm móng nhà đối với móng cọc được thực hiện như sau:
Dưới đây là cách thi công đối với móng cọc cốt thép:
– Chuẩn bị cọc cốt thép
– Ép cọc thử
– Sau đó tiến hành ép cọc đại trà
– Nghiệm thu giai đoạn ép cọc
Hình ảnh: Quy trình làm móng nhà với các bước chặt chẽ
Với các dãy thiết kế nối các điểm cọc lại với nhau giúp cho loại móng này chịu lực khá tốt. Thông thường người ta sẽ đào đất xung quanh khuôn viên hoặc song song với nhau trong khuôn viên đó. Cụ thể quy trình làm móng nhà được thực hiện như sau:
– Tiến hành đào đất hố móng
– Đổ bê tông lót
– Đổ bê tông móng
– Xây tường móng
– Đổ bê tông giằng
– Thi công các bộ phận dưới cốt như: Bể phốt, hố gas, bể ngầm….
– Nghiệm thu sau khi hoàn thành quy trình làm móng nhà
Móng bè thích hợp trên nền đất yếu, đọng nước, bị lệch, lún. Với tác dụng làm giảm trọng lượng của ngôi nhà lên nền đất đồng thời tăng sức kháng nén. Cụ thể quy trình làm móng nhà như sau:
– Đào đất dưới làm hố móng
– Đổ bê tông lót
– Đổ bê tông móng
– Xây tường móng
– Đổ bê tông giằng
– Thi công hạng mục dưới cốt: bể phốt, hố gas, bể ngầm,….
– Nghiệm thu phần móng sau khi thực hiện quy trình làm móng nhà.
Trên đây là chia sẻ những thông tin liên quan xoay quanh chủ đề làm móng nhà và những điều cần tránh để đảm bảo an toàn và sự bền vững cho công trình. Hy vọng bạn đọc và khách hàng đã thu thập được những điều bổ ích từ nội dung bài viết này!