Tại Việt Nam hiện nay, xu hướng thiết kế các mẫu biệt thự đẹp theo phong cách và hình dáng như biệt thự cổ điển, biệt thự tân cổ điển, biệt thự hiện đại, biệt thự nhà vườn, biệt thự kiểu Pháp, biệt thự mái thái, biệt thự mái bằng, biệt thự hình chữ L,…luôn được ưu tiên và ưa chuộng nhiều nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được thiết kế biệt thự cũng có những tiêu chuẩn riêng với những yêu cầu hình thái ngoại thất và công năng sử dụng tiện nghi gắn liền với thói quen sinh hoạt người sử dụng.
Nhà biệt thự có những yêu cầu, tiện nghi riêng gắn liền với người sử dụng. Khi xây dựng một căn nhà như vậy, bạn cần phải biết về những “tiêu chuẩn thiết kế” của một không gian sống mới là như thế nào. Thực tế, không gian sống của một công trình biệt thự thường được chia theo 2 không gian nổi bật (người ta gọi là không gian chung và không gian riêng). Các tiêu chuẩn thiết kế biệt thự cũng dựa trên các khu vực không gian chung và riêng này. Cùng Vip House tìm hiểu nhé!
Không gian công cộng là nơi mọi người sẽ cùng sinh hoạt chung, gắn kết tình cảm gia đình bao gồm: sảnh, phòng khách, phòng sinh hoạt chung, phòng bếp ăn, phòng karaoke, phòng vệ sinh chung, phòng tập Gym,…..Mỗi không gian này đều có một quy chuẩn riêng mà khi thiết kế cần phải tuân theo.
Không gian sảnh là không gian không thể thiếu trong một công trình biệt thự. Thiết kế tiền sảnh hợp lý giúp ngôi nhà tăng thêm sự sang trọng, bề thế. Đồng thời cũng giúp không gian bên trong được kín đáo, ngăn nắp và sạch sẽ hơn nhiều. Sảnh chính được coi như “cửa ngõ”, là nơi mọi người tiếp xúc đầu tiên để chiêm ngưỡng toàn bộ ngôi nhà trước khi bước vào. Ngoài chức năng để tiếp đón khách, sảnh còn là khu vực để các đồ dùng hằng ngày như: giày dép, mũ nón, áo khoác ngoài, đồ che mưa… Chính vì vậy dù biệt thự của bạn được thiết kế theo phong cách nào thì cũng cần ưu tiên chăm chút cho khu vực này đầu tiên. Khi thiết kế sảnh chính cho biệt thự, cần lưu ý thiết kế với diện tích vừa phải ( khoảng 6-10 m2) sao cho hài hòa hợp lý với tổng thể căn nhà để tạo được sự kết nối cũng như cảm giác ấm cúng, gần gũi cho gia đình.
Không gian phòng khách của một ngôi nhà nói chung và của bất cứ một ngôi biệt thự nào thường được ví như trái tim của một ngôi nhà. Đây là không gian đón tiếp khách và thể hiện cá tính, phong cách của gia chủ. Chính vì vậy, khi trang trí thì phòng khách luôn phải mang đến sự thông thoáng, lịch sự, sang trọng. Trong không gian này không nên bày biện quá nhiều đồ nội thất lỉnh kỉnh mà nên chọn lọc một số đồ nội thất thiết yếu và một số đồ trưng bày có giá trị thẩm mỹ cao. Phòng khách nên rộng rãi, thoáng đãng và nên có góc nhìn ra vườn hoặc phong cảnh thiên nhiên.
Thường thì tiêu chuẩn dành cho khu vực này vào khoảng 20 đến 25m2 với biệt thự mini, 25-30m2 với biệt thự phố hoặc biệt thự thường và trên 40m2 với biệt thự vườn hoặc biệt thự lớn. Chính vì vậy cần dựa vào diện tích tổng thể của ngôi biệt thự để thiết kế khu vực phòng khách rộng bao nhiêu cho hợp lý.
Khu bếp chính là nơi giữ lửa trong căn nhà và là không gian quan trọng bậc nhất đối với bất cứ công trình nhà ở nào. Phòng bếp – ăn cần được thiết kế một cách khoa học, tạo được cảm giác ấm cúng và sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình. Một khu bếp sẽ không vượt quá 5m bao gồm một số tính năng cơ bản như bếp ga – chậu rửa – tủ lạnh. Hoặc có thể bố trí thêm bàn gia công thực phẩm sạch kết hợp làm bàn soạn đồ ăn, một bàn ăn đa năng cho 2 – 4 người kết hợp làm bàn sơ chế cho người nội trợ sử dụng, một tủ bát đĩa riêng và một kho đồ bếp riêng giúp phòng bếp luôn gọn gàng, ngăn nắp.
Khu vực bếp ăn được chia thành 2 khu:
+ Phân khu 1: Phòng ăn có diện tích chừng 20 – 30 m2 nên có view đẹp nhìn ra tiểu cảnh sân vườn.
+ Phân khu 2: Bếp nấu có thể thiết kế hình chữ L hoặc chữ U tùy ý thích của gia chủ cũng như tính hợp lý với không gian chung.
Phòng bếp ăn nên sáng sủa và cần được thông thoáng tốt. Đồng thời khu vực này nên được thiết kế sao cho hợp lý nhất về sơ đồ bố trí và cả diện tích sử dụng để giảm tối đa thời gian di chuyển cho người nội trợ trong bếp.
Phòng sinh hoạt chung là khu vực được sử dụng trước và sau bữa ăn; nơi tụ họp để các thành viên gia đình trò truyện, chia sẻ với nhau. Nơi đây gắn kết tình cảm gia đình, hoặc là nơi xả stress, giảm tải căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống. Trong các ngày thường thì phòng sinh hoạt chung của gia đình chỉ được sử dụng nhiều vào buổi tối nên không cần thiết phải có một phòng sinh hoạt chung diện tích quá lớn, chỉ thường từ 20 đến 25m2.
Mỗi căn biệt thự cần có khu vệ sinh chung để thuận tiện cho gia đình cũng như khách tới thăm có thể sử dụng. Không gian này thường được bố trí gần phòng khách, phòng ăn chính hoặc phòng sinh hoạt chung . Vì với biệt thự thì tính độc lập và riêng tư cho mỗi phòng ngủ là rất quan trọng. Vì mỗi phòng ngủ riêng đã có WC riêng nên khu vực này sẽ không được sử dụng nhiều khi nhà không có khách và vì thế nó không cần quá rộng, chỉ khoảng 3 – 5m2 là hợp lý. Phòng vệ sinh chung này có thể tận dụng đặt ở những khoảng không gian như dưới chân cầu thang hoặc khu vực gần phòng khách.
Phòng ngủ master là phòng ngủ lớn dành cho vợ chồng gia chủ, căn phòng này nên được thiết kế ở nơi ít đi lại nhất và thường ở tầng 2 hoặc tầng 3 để đảm bảo không gian riêng tư tối đa. Phòng ngủ master thường có giường ngủ lớn, trong phòng nên có tivi, ghế sofa, tủ để bày đồ hoặc có thể kết hợp luôn với bàn làm việc. Diện tích hợp lý khi thiết kế là 20 – 30 m2, với giường đôi loại lớn (1.8m x 2m; 2 x 2.2m) và không nên kê giường sát tường. Nên thiết kế phòng có cửa sổ rộng hướng phía có cảnh quan đẹp, có góc view lớn để đảm bảo mỗi sáng có thể đón được ánh sáng mặt trời, khởi đầu một ngày hứng khởi.
Một phòng ngủ master tiêu chuẩn trong nhà ở biệt thự luôn cần các không gian đi kèm như phòng sảnh đệm; phòng thay đồ (nơi để hệ tủ quần áo sạch, bẩn, tủ giày dép, mũ,..) Phòng thay đồ nên thiết kế dài và có diện tích 8 - 15m2; phòng vệ sinh thiết kế rộng với hệ tủ lavabo kết hợp bàn trang điểm, phòng tắm đứng, bồn tắm nằm, phòng xí riêng và có thể kết hợp với một số đồ bày, trang trí tự nhiên, do vậy nên thiết kế diện tích khoảng 10 -15m2.
Phòng ngủ riêng, chỉ sử dụng cho cá nhân nên không cần diện tích quá lớn. Phòng ngủ riêng cho con cái thì diện tích khoảng 14 – 18 m2 là hợp lý, không nên có quá nhiều đồ đạc, nên kết hợp cả bàn học, hệ tủ đồ (nên thiết kế âm tường tiết kiệm diện tích). Phòng ngủ con nên dùng giường đơn (1.2 x 2m hoặc 1.5 x 2m).
Phòng ngủ người giúp việc hoặc phòng ngủ dự phòng cho khách nghỉ lại có thể chỉ cần 9 - 12m2.
Phòng vệ sinh trong phòng ngủ riêng không nên quá rộng chỉ khoảng 4 -6m2 với tủ lavabo, bàn cầu, khay tắm đứng…
Thiết kế biệt thự đang ngày càng nở rộ và những tiêu chuẩn thiết kế biệt thự bạn cần biết mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ là những thông tin bổ ích dành cho bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế biệt thự đẹp hãy liên hệ để với chúng tôi theo số hotline 0916 556 477 hoặc email: viphousejsc@gmail.com để được kiến trúc sư của chúng tôi tư vấn. Chắc chắn bạn sẽ có được ngôi nhà như mơ ước.